Review 5 Truyện cổ tích về Hoàng tử hay nhất

23 Likes Comment

Review 5 Truyện cổ tích về Hoàng tử hay nhất – Bài viết này sẽ chia sẻ bạn về các thông tin bạn cần tham khảo với Review 5 Truyện cổ tích về Hoàng tử hay nhất. Đọc ngay bên dưới.

Hoàng tử Ếch

Từ thời xa xưa lắm rồi, khi chuyện ước nguyện còn có hiệu nghiệm, một ông vua có mấy cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp cả. Nhưng cô út xinh đẹp lộng lẫy đến nỗi mặt trời tuy đã trông thấy nhiều cảnh đẹp mà vẫn phải ngạc nhiên mỗi khi chiếu vào mặt nàng.

Sát bên cung điện nhà vua là khu rừng lớn rậm rạp âm u. Bên gốc cây thùy dương cổ thụ của khu rừng có một cái giếng. Vào những hôm trời oi bức, công chúa thường vào rừng, ngồi chơi bên bờ giếng nước trong mát. Để cho đỡ buồn tẻ, công chúa thường lấy một quả cầu vàng tung lên để bắt chơi. Đó là đồ chơi mà nàng quý nhất.

Một hôm, quả cầu vàng tung lên lại không rơi vào tay nàng mà rơi trượt xuống đất rồi lăn thẳng xuống giếng nước. Công chúa nhìn theo, nhưng quả cầu đã biến mất. Giếng sâu đến nỗi không ai nhìn thấy đáy. Lúc ấy công chúa liền òa lên khóc. Nàng khóc mỗi lúc một to, khóc mãi không nguôi. Trong khi nàng đang than khóc như vậy, bỗng có người nào đó nói:

– Công chúa ơi, có chuyện chi mà nàng kêu khóc đến nỗi đá nghe cũng phải động lòng thương?

Nàng nhìn quanh xem tiếng nói vang từ đâu tới, chợt thấy một con Ếch nhô chiếc đầu to tướng và xấu xí lên khỏi mặt nước. Nàng bảo:

– Chà, tưởng ai! Hóa ra là cái giống vẫn bì bõm dưới nước lâu nay! Tôi khóc nhớ quả cầu vàng của tôi, nó rơi xuống giếng mất rồi.

Ếch an ủi: – Công chúa cứ yên tâm, đừng khóc nữa. Chắc chắn tôi sẽ có cách giúp công chúa. Nhưng nếu tôi lấy được quả cầu ấy lên cho công chúa thì công chúa sẽ cho tôi điều gì?

Nàng nói: – Chú Ếch thân mến, tùy chú, chú muốn lấy gì của tôi thì lấy: quần áo, châu báu, cả đến mũ miện bằng vàng tôi đang đội đấy cũng được.

Ếch đáp: – Quần áo, châu báu của công chúa, cả chiếc mũ miện bằng vàng công chúa đội tôi cũng chẳng thích. Nhưng nếu công chúa thương yêu tôi, cho tôi làm bạn tri âm, bạn lúc vui chơi, được ngồi cạnh công chúa bên chiếc bàn xinh xinh của nàng, cùng ăn chung với công chúa ở chiếc dĩa xinh xinh bằng vàng của nàng, cùng uống chung với công chúa ở trong chiếc cốc xinh xinh của nàng, được ngủ trong chiếc giường xinh xinh của công chúa. Nếu công chúa hứa với tôi như vậy thì tôi sẽ lặn xuống tìm bằng được quả cầu vàng lên cho công chúa.

Công chúa nói: – Ừ, được, ta hứa với Ếch, ta sẽ làm tất cả những điều Ếch muốn, miễn Ếch lấy lại được cho ta quả cầu vàng.

Hứa như vậy nhưng trong thâm tâm nàng nghĩ là con Ếch ngớ ngẩn kia ăn nói thật vớ vẩn. Hạng ếch ngồi đáy giếng thi nhau với đồng loại kêu ồm ộp suốt ngày thì làm bạn tri âm với người thế nào được.

Ếch thấy nàng bằng lòng bèn ngụp đầu lặn xuống dưới đáy giếng. Chỉ một lát sau nó đã ngoi lên, mõm ngoạm quả cầu ném lên cỏ. Thấy lại đồ chơi đẹp đẽ của mình, công chúa rất mừng. Nàng cúi xuống nhặt lên, rồi chạy ngay đi. Ếch gọi với theo:

– Đợi tôi với, đợi tôi với! Nàng hãy đem tôi đi cùng, tôi làm sao mà chạy nhanh như nàng được?

Ếch cố lấy hết sức để gân cổ lên kêu ồm ộp gọi với theo cũng vô ích! Công chúa vội vã chạy về nhà nên chẳng nghe thấy gì cả. Chỉ một lát sau là nàng quên hẳn con Ếch tội nghiệp kia. Ếch ta đành nhảy xuống giếng của mình.

Hôm sau vua, công chúa cùng quần thần đang ngồi bên bàn ăn, công chúa đang ăn trên chiếc đĩa xinh xinh của mình thì nghe thấy có tiếng nhảy lạch bạch, lạch bạch ở những bậc thang bằng cẩm thạch. Lên tới nơi, Ếch gõ cửa gọi:

– Công chúa, công chúa trẻ đẹp nhất ơi, mở cửa cho tôi vào!

Nàng chạy nhanh ra, định xem ai gọi cửa. Mở cửa ra, nàng thấy Ếch đang ngồi. Nàng vội đóng sầm sửa, trở lại ngồi bên bàn ăn, lòng đầy hồi hộp lo sợ.

Thoáng nhìn, vua biết ngay trống ngực công chúa đang đánh liên hồi. Vua hỏi:

– Con cưng của ta, có điều gì làm con sợ hãi thế? Phải chăng có một người khổng lồ đứng ngay trước cửa định bắt con đi?

Nàng đáp: – Thưa cha không ạ. Đó không phải là người khổng lồ mà là một con Ếch ghê tởm!

– Ếch muốn gì ở con?

– Trời, cha yêu dấu! Hôm qua, khi con ngồi chơi bên bờ giếng thì quả cầu vàng của con rơi xuống giếng nước. Vì con khóc lóc mãi nên Ếch lặn xuống mò quả cầu lên cho con. Nhưng cũng vì Ếch đòi con phải hứa hẹn với nó, con có hứa với nó rằng nó sẽ là bạn tri âm của con, nhưng lúc ấy con nghĩ chắc nó chẳng bao giờ nhảy nổi lên cạn được. Hiện giờ nó đã ở ngoài cửa và muốn vào với con.

Đúng lúc ấy có tiếng gõ cửa lần hai và có tiếng gọi:

Công chúa trẻ nhất ơi,

Mở cửa cho tôi vào!

Nàng chẳng nhớ hay sao,

Bao điều nàng hứa hẹn,

Bên bờ giếng mát trong?

Công chúa trẻ nhất ơi,

Mở cửa cho tôi vào!

Lúc đó, vua nói:
– Con đã hứa thì phải giữ lời hứa chứ. Con cứ ra mở cửa mời Ếch vào.

Công chúa ra mở cửa, Ếch liền nhảy theo nàng sát gót tới bên ghế nàng ngồi. Ếch nói với nàng:

– Nàng hãy nhấc tôi lên chỗ nàng ngồi!

Công chúa choáng váng, lưỡng lự mãi, sau vua phải ra lệnh cho nàng làm. Nhưng vừa mới lên ghế, Ếch lại đòi lên bàn.

Ngồi trên bàn rồi, Ếch nói:

– Nào, nàng đẩy chiếc đĩa vàng xinh xinh của nàng lại gần tôi để chúng ta cùng ăn.

Công chúa đành phải làm theo, nhưng ai cũng thấy rõ ràng là miễn cưỡng. Ếch ăn ngon lành, nhưng công chúa ăn miếng nào vào cũng như muốn tắc lại ở cổ.

– Tôi ăn no nê rồi, giờ thấy người đâm ra mệt mỏi. Khênh tôi vào buồng nhỏ xinh của nàng, rũ giường trải lụa cho ngay ngắn để chúng ta cùng lên giường ngủ.

Công chúa òa lên khóc, sợ con Ếch da lạnh nhớp nháp mà nàng không dám sờ đến. Thế mà nó lại sẽ ngủ trên chiếc giường xinh đẹp, sạch sẽ của nàng. Công chúa làm vua nổi nóng. Người nói:

– Ai đã giúp con trong cơn hoạn nạn thì sau đó con không được phép khinh thường họ.

Lúc đó, công chúa lấy hai ngón tay nhấc Ếch lên, đặt vào một xó nhà. Khi nàng lên giường nằm, Ếch nhảy tới bảo:

– Tôi mỏi mệt. Tôi muốn được ngủ trên giường êm như nàng. Nàng hãy đưa tôi lên, nếu không tôi mách vua cha.

Công chúa tức lắm, nhấc Ếch lên rồi lấy hết sức ném Ếch vào giường, lòng nghĩ thầm:

– Giờ thì mày yên thân nhé, đồ Ếch ghê tởm!

Nhưng khi nó rơi xuống thì không phải Ếch nữa mà hóa thành một vị hoàng tử có đôi mắt xinh đẹp và dễ thương. Theo ý muốn của vua cha, chàng thành người bạn tri âm và người chồng yêu dấu của nàng. Lúc đó, chàng kể lại cho nàng nghe, chàng bị một mụ phù thủy độc ác phù phép, không có ai ngoài nàng có thể giải thoát được chàng khỏi giếng.

Hai người định hôm sau sẽ về nước của hoàng tử. Họ ngủ một mạch cho đến sáng, khi mặt trời đánh thức họ dậy thì có một cỗ xe đến, xe thắng tám ngựa trắng, buộc xích vàng, đứng sau là người thị vệ của ông vua trẻ – bác Heinrich trung thành.

Trước kia, khi thấy chủ mình bị biến thành Ếch, bác Heinrich trung thành rất buồn, buồn đến nỗi bác đã đánh ba vòng đai sắt quanh tim để tim khỏi bị đau buồn mà vỡ ra. Cỗ xe rước ông vua trẻ về nước. Bác Heinrich trung thành đỡ chàng và nàng công chúa lên xe, rồi đứng ở phía sau xe. Bác vui mừng khôn xiết vì thấy phép yêu đã được xóa bỏ.

Khi họ đã đi được một đoạn đường dài thì hoàng tử nghe thấy ở đằng sau có tiếng kêu răng rắc như có gì gãy. Chàng liền quay lại hỏi:

– Bác Heinrich hình như xe gãy?

– Thưa chàng, không phải xe đâu.
Đó là tiếng rạn của vòng đai tim.
Khi chàng hóa Ếch giếng chìm,
Tim tôi đau đớn, buồn phiền xót xa.

Dọc đường lại có tiếng kêu răng rắc hai lần nữa. Hoàng tử cứ ngỡ là xe gãy, nhưng thực ra đó chỉ là tiếng nứt tung của những vòng đai sắt quanh tim bác Heinrich trung thành, nó nứt tung ra vì hoàng tử đã được giải thoát và hạnh phúc.

Nàng công chúa chăn ngỗng

Ngày xưa có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã lâu. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi lớn lên, nàng được hứa hôn với một chàng Hoàng tử con vua một nước xa xôi.

Đến ngày tổ chức lễ cưới, nàng công chúa sửa soạn đi đến nước xa lạ. Mẹ nàng gói ghém cho nàng những vật quí giá: đồ trang sức, vàng, bạc, cốc, châu ngọc, tóm lại là tất cả những gì xứng đáng làm của hồi môn cho một công chúa, vì mẹ nàng rất mực thương nàng. Mẹ nàng gửi gắm nàng cho một thị nữ có nhiệm vụ dẫn nàng đi đến chỗ ở người chồng chưa cưới. Mỗi người cưỡi một con ngựa. Ngựa công chúa cưỡi tên là Phalađa, biết nói.

Đến lúc chia tay, bà hoàng vào trong phòng ngủ, lấy một con dao nhỏ trích ngón tay, để chảy ba giọt máu. Bà cho máu thấm xuống một cái khăn trắng nhỏ, đưa cho cô gái và dặn: “Con thân yêu, con hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, nó sẽ có ích cho con trên đường đi”.

Hai mẹ con buồn bã từ biệt nhau. Công chúa áp cái khăn lên ngực, nhảy lên yên ngựa để đi đến nơi ở của người yêu.

Sau khi đã đi một tiếng, cô cảm thấy khát khô họng, bèn bảo thị nữ:

– “Em hãy xuống ngựa, lấy cốc của ta múc nước suối kia và mang lại đây cho ta, ta khát nước lắm”.

– “Nếu cô khát, thị nữ trả lời, thì hãy tự nhảy xuống, rồi vươn người ra trên mặt nước mà uống. Tôi không phải là đầy tớ của cô”.

Công chúa khát lắm, bèn xuống ngựa, cúi xuống dòng nước suối để uống nước. Nàng không dám uống nước bằng cốc vàng. “Trời ơi!” nàng kêu to. Ba giọt máu bảo cô: “Nếu mẹ cô biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực”.

Nhưng công chúa là người can đảm. Nàng không nói gì và lại nhảy lên ngựa. Ngựa phi được vài dặm. Trời thì nóng nực, chẳng mấy chốc nàng lại khát nước.

Tới một con sông, nàng bảo thị nữ: “Em hãy xuống ngựa và cho ta uống nước bằng cái cốc vàng”. Cô đã quên đứt những lời độc ác của thị nữ. Nhưng thị nữ lại trả lời ngạo mạn hơn: “Nếu cô khát thì tự đi uống nước một mình, tôi không phải là đầy tớ của cô”.

Công chúa khát quá, nhảy xuống ngựa, cúi xuống dòng nước chảy xiết, khóc và kêu lên: “Trời ơi!” Ba giọt máu liền đáp lại: “Nếu mẹ cô biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà tan nát trong ngực”. Trong khi cô cúi xuống để uống thì cái khăn có thấm ba giọt máu, tuột khỏi ngực cô và trôi theo dòng nước mà cô không hay biết, vì lúc đó cô rất sợ hãi.

Thị nữ thì lại trông thấy hết và nó rất vui mừng từ giờ trở đi công chúa sẽ bị nó trả thù. Từ lúc đánh mất ba giọt máu, công chúa trở nên yếu đuối, không đủ sức tự vệ nữa. Khi nàng định trèo lên con ngựa Phalađa thì thị nữ bảo: “Tôi sẽ cưỡi con Phalađa, còn cô, cô hãy cưỡi con ngựa tồi của tôi”.

Công chúa đành làm như vậy. Tiếp đó thị nữ ra lệnh, lời lẽ gay gắt, bắt nàng phải cởi quần áo hoàng cung ra và mặc quần áo của nó vào. Cô lại phải thề với trời đất là khi đến cung điện sẽ không nói lộ ra. Nếu cô không chịu thề thì nó sẽ giết cô tại chỗ. Nhưng con Phalađa đã quan sát tất cả và ghi nhớ tất cả. Thị nữ cưỡi con Phalađa, còn công chúa thì cưỡi con ngựa tồi. Nó lại tiếp tục đi, cuối cùng đến lâu đài nhà vua. Ở đấy, mọi người rất vui mừng khi họ tới, và Hoàng tử vội chạy tới tận nơi đón họ, đỡ thị nữ xuống ngựa, vì tưởng rằng đó là vợ chưa cưới của mình. Thị nữ đi lên bậc thềm lâu đài, còn nàng công chúa thì phải đứng lại ngoài sân.

Vua cha nhìn ra, qua cửa sổ thấy nàng duyên dáng và tuyệt đẹp. Người vào trong cung hỏi cô gái được coi là vợ chưa cưới của Hoàng tử xem cô gái đứng ngoài sân là ai. “Tâu vua cha, con đã gặp cô gái đó trên đường đi và con đưa cô ta đi cùng để đỡ lẻ loi một mình. Xin vua cha cho cô ta làm việc để cô ta khỏi phải vô công rồi nghề”. Nhưng vua cha không có việc gì giao cho cô làm cả.

Người bảo: “Ở ngoài kia, ta có một anh chàng chăn ngỗng, hãy để cô ta giúp việc vậy”. Chàng trai tên là Cuốc. Vợ chưa cưới của Hoàng tử phải giúp anh chăn ngỗng.

Ít lâu sau, vợ chưa cưới giả tâu với hoàng tử: “Chàng thân yêu ơi, em muốn một điều, chàng hãy làm vui lòng em”. Hoàng tử nói: “Được thôi!” “Chàng hãy cho gọi người thợ lột da đến đập chết con ngựa em đang cưỡi đến đây, vì trong khi đi đường nó làm em bực tức”.

Thật ra thì nó sợ con ngựa kể lại cách nó đã đối xử với công chúa. Đến lúc con ngựa trung thành Phalađa phải chết thì công chúa được tin. Nàng hứa với người thợ lột da là sẽ bí mật biếu anh một đồng tiền bằng bạc nếu anh giúp nàng một việc nhỏ. Trong đô thị có một cái cổng to rất tối, hàng ngày, sớm tối nàng phải dẫn đàn ngỗng đi qua. Nàng xin người thợ lột da hãy đóng đanh treo đầu con Phalađa vào cái cổng ấy để nàng có thể luôn luôn trông thấy nó.

Người thợ lột da hứa sẽ làm và bác đóng chặt đanh treo đầu ngựa vào dưới cái cổng tối om. Sáng sớm, khi cùng Cuốc đi qua cổng, cô bảo cái đầu: “Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!” Cái đầu trả lời: “Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này tim mẹ sẽ vỡ tan tành”. Lặng lẽ, cô đi khỏi đô thị, dẫn đàn ngỗng ra cánh đồng.

Đến đồng cỏ, cô ngồi xuống và rũ tóc ra. Tóc cô óng ánh như vàng nguyên chất và Cuốc rất thích nhìn mớ tóc ấy lóe sáng. Anh muốn nhổ vài sợi tóc. Công chúa bèn nói: “Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ. Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải và tết xong”. Tức thì gió thổi mạnh cuốn đi cái mũ của Cuốc. Anh ta chạy theo ngay. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong và anh không nhổ được sợi tóc nào. Anh rất bực và không nói năng gì với cô nữa.

Họ lại tiếp tục chăn ngỗng đến chiều, rồi cùng về nhà. Sáng sớm hôm sau, khi lùa ngỗng qua cổng, cô gái nói: “Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!”

Cái đầu trả lời: “Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này, tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.

Đi ra khỏi đô thị, cô lại ngồi trên đồng cỏ và lại rũ tóc ra chải. Cuốc muốn nắm lấy mớ tóc. Cô vội vàng nói: “Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ, hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải và tết xong”. Gió nổi lên, cuốn cái mũ đi. Cuốc phải chạy theo. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong từ lâu và anh không nắm được mớ tóc ấy. Và rồi hai người lại cùng chăn ngỗng đến chiều.

Nhưng chiều hôm ấy, về tới nhà, Cuốc đến gặp vua cha và tâu: “Kính thưa hoàng thượng, con không thể chăn ngỗng cùng cô gái này nữa” – “Tại sao vậy?”, vua hỏi. “Suốt ngày, cô ta làm con bực mình!” – Vua cha bảo anh kể lại sự việc đã xảy ra. Cuốc nói: “Buổi sáng, chúng con dẫn đàn ngỗng qua cái cổng tối om, ở đấy có một cái đầu ngựa treo trên tường. Cô ta nói với nó: “Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!” Cái đầu trả lời: “Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này tim mẹ sẽ vỡ tan tành.” Và Cuốc kể các sự việc đã xảy ra ở cánh đồng chăn ngỗng và tại sao anh ta lại phải chạy theo cái mũ. Vua cha dặn anh ta ngày hôm sau cứ đi chăn ngỗng như thường lệ.

Sáng sớm ngài thân chinh đến dưới cái cổng tối om và nghe được những câu cô gái nói với cái đầu Phalađa. Ông theo ra cánh đồng và nấp vào một bụi cây. Chính mắt ngài trông thấy anh thanh niên và cô gái lùa ngỗng thế nào và sau một lúc, cô gái ngồi xuống gỡ mớ tóc vàng lóe sáng. Rồi cô lại nói: “Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ, hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải và tết xong”. Một cơn gió thổi mạnh, cuốn cái mũ đội đầu của Cuốc đi. Anh phải chạy theo rất xa. Cô gái chăn ngỗng chải tóc và cuốn thành từng búp. Vua cha nhìn thấy tất cả. Không ai nhận ra ngài khi ngài rời khỏi đó.

Chiều đến, cô gái về nhà, ngài cho gọi cô đến và hỏi tại sao cô lại làm như thế. “Tâu bệ hạ, con không thể nói được”, – cô trả lời. – “Con không thể kể nỗi khổ của con với bất cứ ai trên thế gian này, con đã thề như vậy để khỏi bị người ta giết”. Vua cha cô ép cô nói, nhưng ngài không biết được gì thêm bèn nói: “Nếu con không muốn nói với ta, thì con hãy kể nỗi khổ của con với cái bếp lò này”. Rồi ông bỏ đi.

Cô đến ngồi gần cái bếp lò, than khóc, thổ lộ tâm can: “Ta ngồi đây, bị cả thế gian ruồng bỏ, dù ta là con vua. Một tên thị nữ độc ác đã áp chế ta, bắt ta đổi cho nó quần áo hoàng cung. Nó thay thế ta để làm vợ chưa cưới của người yêu ta, và ta bắt buộc phải làm công việc bình thường của người chăn ngỗng. Nếu mẹ ta biết nông nỗi này, tim bà sẽ tan nát”.

Vua cha đứng ở phía tường bên kia gần ống thông hơi, ngài đã nghe thấy hết. Ngài trở về và gọi cô hãy rời cái lò đến gặp ngài. Người ta mang đến cho cô quần áo hoàng cung, cô mặc vào đẹp như là có phép lạ. Vua cha cho gọi con trai đến và bảo cho con biết về cô vợ chưa cưới giả mạo. Cô người yêu thật đứng trước chàng, đấy là cô gái chăn ngỗng.

Hoàng tử thấy cô rất đẹp và phúc hậu nên lòng tràn ngập niềm vui. Một bữa tiệc được sửa soạn để mời tất cả các bạn bè thân thuộc. Hoàng tử và công chúa ngồi ở đầu bàn, trước mặt họ là con thị nữ. Nó bị choáng ngợp và không nhận ra cô chủ trang sức lộng lẫy. Khi họ đang ăn uống vui vẻ, vua cha ra một câu đố cho thị nữ. Nó phải trả lời là một người đàn bà lừa dối chủ thì sẽ bị xử tội như thế nào. Ngài kể các sự việc đã xảy ra và hỏi nó: “Như thế sẽ xứng đáng với hình phạt gì”. – “Nó xứng đáng phải đuổi đi khỏi đất nước” – “Kẻ ấy chính là mày, mày sẽ bị xử tội như mày nói”. Sau khi hình phạt được thi hành, Hoàng tử cưới nàng công chúa làm vợ và họ trị vì đất nước trong hòa bình và hạnh phúc.

Cô bé Lọ Lem

Ngày xửa ngày xưa có một người đàn ông rất giàu có, nhưng vợ của ông ta lại đang bị ốm nặng. Khi mà bà cảm thấy mình chuẩn bị gần đất xa trời rồi thì bà liền gọi cô con gái độc nhất vô nhị của mình tới bên cạnh giường mình đang nằm, rồi bà dặn dò với con gái rằng:

– Con gái yêu dấu của mẹ, khi mẹ đi rồi thì con hãy cố gắng chăm chỉ và nết na nhé, còn mẹ thì vẫn sẽ mãi mãi ở bên cạnh và phù hộ cho con.

Bà mẹ vừa nói xong lời trăn trối thì liền nhắm mắt qua đời. Sau khi mẹ mất thì ngày nào cô bé cũng tới bên cạnh mộ của mẹ mình mà khóc thương. Cô bé vâng lời mẹ nên ngày ngày rất chăm chỉ và nết na khiến cho tất cả mọi người xung quanh đều cảm thấy yêu mến cô bé.

Rồi khi mùa đông đã tới, tuyết đã phủ đầy một lớp dày ngay trên mộ của người mẹ, nhìn nó giống hệt như là một tấm khăn màu trắng xinh đẹp vậy. Rồi khi những ánh nắng mặt trời của mùa xuân tới và cuốn mất đi chiếc khăn trắng tinh ấy đi thì người cha quyết định sẽ cưới vợ hai.

Không chỉ đem vợ hai về nhà, mà người dì ghẻ này còn đem theo cả hai cô con gái riêng của mình nữa. Cả hai đứa con gái riêng này mặt mày tuy rằng cũng sáng sủa và kháu khỉnh, nhưng trong bụng lại vô cùng xấu xa và đen tối.

Cũng từ ngày đó trở đi thì cô bé kia phải sống một cuộc đời khốn khổ. Mụ dì ghẻ hùa cùng với hai đứa con gái riêng của mình bảo nhau rằng:

– Chúng ta không thể nào cứ để cho cái con ngan ngu ngốc ấy ngồi lỳ ở trong nhà được! Nếu nó muốn có bánh mà ăn thì phải tự đi mà kiếm. Ra đây ngay lập tức, con làm bếp!

Khi cô bé ra ngoài, chúng đem lột sạch tất cả những quần áo đẹp đẽ đang mặc trên người cô ra, ném cho cô chiếc áo choàng màu xám vô cùng cũ kĩ và xấu xí, sau đó lại ném tiếp cho cô đôi guốc mộc nữa. Rồi thì chúng vui vẻ cười nói:– Hãy nhìn xem cô công chúa đài các của chúng ta ngày nào đã thay đổi hình dạng của mình như thế nào kìa!

Và ba mẹ con họ cứ thế reo lên mà nhạo báng đủ điều, sau đó mới đẩy cô xuống nhà bếp. Họ bắt cô từ sáng tới tận tối làm lụng vất vả, từ tờ mờ sáng thì cô đã phải dậy, rồi đi gánh nước, về lại nhóm bếp, sau đó thì thổi cơm và giặt giũ. Nhưng như vậy vẫn còn chưa đủ, hai đứa con gái của dì ghẻ nghĩ ra rất nhiều cách để mà hành hạ cô, khi đã hành hạ chán chê thì chúng lại hả hê chế giễu, chúng còn đem đậu Hà Lan trộn lẫn cùng đậu biển đổ xuống tro rồi bắt cô nhặt riêng từng loại.

Khi tối đến, sau cả một ngày phải làm lụng vất vả, cơ thể cô đã mệt lử cả đi, nhưng ba mẹ con dì ghẻ cũng chẳng cho cô được ngủ trên một chiếc giường tử tế, chúng bắt cô ngủ ở trên đống tro tàn ngay cạnh bếp. Bởi vì lúc nào cũng ở gần tro bụi trong bếp nên nhìn cô càng ngày càng lem luốc, nên hai đứa con gái của dì ghẻ liền đặt tên cho cô là “Lọ Lem”.

Có một lần người cha chuẩn bị đi chợ phiên, ông ta hỏi hai đứa con của dì ghẻ xem chúng muốn mua món quà như thế nào. Đứa con gái thứ nhất thì nói:

– Con muốn có quần áo đẹp.

Còn đứa thứ hai lại nói rằng:

– Con muốn có ngọc với đá quý nữa.

Người cha lại quay ra hỏi:

– Còn Lọ Lem, con thì muốn thứ gì?

– Thưa cha, lúc trên đường trở về nhà, có cành cây nào vướng vào mũ của cha thì xin cha bẻ cành cây đó về cho con.

Đi chợ phiên trở về, người cha không quên mua quần áo đẹp cùng ngọc trai, đá quý về cho hai đứa con gái của dì ghẻ. Lúc đi trên đường, ông cưỡi ngựa ngang qua bụi cây, một cành dẻ vô tình vướng vào người khiến chiếc mũ ông đang đội rơi xuống đường. Nhớ đến Lọ Lem, ông liền bẻ luôn cành dẻ ấy mang về nhà.

Khi về đến nhà, người cha đem quà đã mua chia cho hai đứa con gái của dì ghẻ đồ chúng đã xin, ông cũng đưa cành dẻ kia cho Lọ Lem. Lọ Lem liền cám ơn cha mình, sau đó mang theo cành dẻ kia đến bên mộ của mẹ mình rồi trồng ngay bên cạnh mộ, sau đó cô ngồi đó khóc lóc thảm thiết, hai hàng nước mắt cứ chảy xuống không ngừng, tưới ướt cả cành cây dẻ mới trồng. Đột nhiên cành dẻ nảy dễ đâm chồi, sau đó một thời gian ngắn thì từ cành cây nhỏ đã trở thành cây dẻ cao lớn, tán lá xòe to.

Hằng ngày Lọ Lem đều chăm chỉ ra mộ của mẹ viếng ba lần, xong cô lại ngồi đó mà khóc lóc khấn mẹ, mỗi lần cô như vậy thì đều có một chú chim màu trắng bay tới rồi đậu ở trên cành cây dẻ. Hễ thấy Lọ Lem nói ra điều mong ước muốn thứ gì thì chim lập tức đem thả thứ ấy cho cô.

Ngày kia, nhà vua cho mở hội tận ba ngày, ngài cho mời hết tất cả những hoa khôi ở trong nước tới tham dự để cho hoàng tử con trai mình kén vợ.

Khi hai đứa con gái của dì ghẻ nghe tin mình cũng có thiệp mời tới tham dự thì vô cùng vui mừng, chúng liền cho gọi Lọ Lem tới và bảo cô:

– Mày mau mau chải đầu rồi đi đánh lại giày cho bọn tao, nhớ buộc dây giày cho thật chặt, bọn tao còn phải đi tới dự hội trong cung vua đấy.

Lọ Lem ngoan ngoãn làm theo những gì chúng sai khiến, sau đó lại ngồi ôm mặt khóc một mình, bởi vì cô cũng muốn được đi nhảy tại hội ấy. Cô liền xin mụ dì ghẻ cho mình được đi cùng. Nhưng dì ghẻ lại nói:

– Cái đồ Lọ Lem mày, người thì toàn bụi bẩn mà lại dám đòi được đi dự hội à! Quần áo, giày không có mà còn đòi được đi nhảy cơ!

Lọ Lem vẫn khẩn khoản cầu xin dì ghẻ cho phép mình đi. Cuối cùng dì ghẻ mới nói là:

– Tao vừa mới đổ một đấu đậu biển vào trong đám tro, nếu như mày có thể nhặt hết số đậu ấy trong vòng hai giờ đồng hồ thì tao sẽ cho mày được đi hội.

Lọ Lem vâng lời, cô lập tức chạy hướng cửa sau và ra vườn, cô gọi to:

– Hỡi những chú chim câu hiền lành, những chim gáy cùng tất cả những chú chim khác trên trời, các bạn hãy bay về đây nhặt đậu giúp em với:

Đậu ngon chim bỏ vào niêu,

Còn là đậu xấu chim bỏ vào diều chim nhé.

Cô vừa dứt tiếng gọi thì có hai con chim bồ câu màu trắng lập tức bay qua ô cửa sổ bếp và sà xuống đám tro nhặt đậu, tiếp theo còn có chim gáy, sau đó thì tất cả những loài chim đang bay trên trời đều đua nhau sà xuống nơi tro bếp.

Đôi chim bồ câu kêu gù gù hai tiếng rồi cúi đầu mổ lia lịa, liên tục phát ra những tiếng “píc, píc, píc”, chúng đem nhặt những hạt đậu tốt rồi bỏ vào trong nồi. Chưa hết một giờ đồng hồ thì đám chim đã cùng nhau nhặt xong chỗ đậu tốt ở trong đống tro bếp. Khi mọi việc xong xuôi thì đàn chim lại cùng nhau cất cánh mà bay đi. Lọ Lem mang chỗ đậu đã nhặt xong tới cho dì ghẻ xem, trong bụng mừng thầm, cô tin chắc rằng dì ghẻ sẽ cho mình đi theo tới chỗ dạ hội của nhà vua tổ chức. Nhưng không, mụ dì ghẻ nói với cô:

– Mày không thể đi đâu. Lọ Lem! Xem mày có được bộ quần áo tử tế nào không mà đòi đi nhảy, mọi người ở đó sẽ nhạo báng mày.

Khi trông thấy cô khóc nức nở thì dì ghẻ lại nói tiếp:

– Nếu như mày có thể nhặt hết hai đấu đậu biển lẫn trong đống tro ấy trong vòng một giờ đồng hồ thì tao sẽ cho mày được đi hội cùng.

Lúc đó dì ghẻ nghĩ rằng: “Nó chắc chắn không bao giờ có thể nhặt xong được”. Sau khi mụ dì ghẻ đã đổ hết đậu vào trong đống tro cạnh bếp, Lọ Lem lại đi từ cửa sau ra ngoài vườn và gọi lớn:

– Hỡi những chú chim câu hiền lành, những chim gáy cùng tất cả những chú chim khác trên trời, các bạn hãy bay về đây nhặt đậu giúp em với:

Đậu ngon chim bỏ vào niêu,

Còn là đậu xấu chim bỏ vào diều chim nhé.

Ngay lập tức lại có hai con chim bồ câu màu trắng lập tức bay qua ô cửa sổ bếp và sà xuống đám tro nhặt đậu, tiếp theo còn có chim gáy, sau đó thì tất cả những loài chim đang bay trên trời đều đua nhau sà xuống nơi tro bếp. Đôi chim bồ câu kêu gù gù hai tiếng rồi cúi đầu mà mổ lia lịa, liên tục phát ra những tiếng “píc, píc, píc”, chúng nhặt những hạt đậu tốt rồi bỏ vào trong nồi. Chưa hết nửa giờ thì đám chim đã cùng nhau nhặt xong chỗ đậu tốt ở trong đống tro bếp. Khi mọi việc đã xong thì đàn chim lại cùng nhau cất cánh mà bay đi. Lọ Lem đem chỗ đậu đã nhặt xong tới cho dì ghẻ xem, trong bụng mừng thầm, cô tin rằng lần này thể nào mình cũng sẽ được dì ghẻ cho phép tới chỗ dạ hội. Nhưng không, mụ dì ghẻ lại nói với cô:

– Dù mày làm gì cũng tốn công vô ích thôi Lọ Lem ạ! Mày không thể nào mà đi theo cùng được, bởi vì mày có đây quần áo đẹp mà lại đòi đi nhảy chứ. Chả nhẽ mày lại bắt chúng tao phải bẽ mặt với thiên hạ bởi vì đứa như mày sao?

Nói đoạn mụ dì ghẻ lập tức quay lưng và cùng với hai đứa con gái của mụ vội vã lên xe tới cung vua dự dạ hội. Khi trong nhà chẳng còn một bóng người thì Lọ Lem liền tìm ra mộ của mẹ, cô đứng ngay dưới gốc của cây dẻ mà gọi nhỏ:

– Cây ơi, hãy rung đi nào,

Hãy thả xuống cho em những áo vàng, áo bạc.

Khi cô vừa dứt lời thì chim liền thả xuống một bộ váy áo thêu những chỉ vàng chỉ bạc lấp lánh cho cô, còn thêm cả một đôi hài lụa cũng thêu chỉ bạc nữa. Lọ Lem vội vàng đem theo đống trang phục rực rỡ ấy vào nhà thay ra rồi đến chỗ dạ hội. Bởi vì Lọ Lem quá xinh đẹp nên cả mụ dì ghẻ lẫn hai đứa con gái của mụ đều không thể nào nhận ra được, bọn chúng cứ ngỡ rằng cô là công chúa của đất nước xa lạ nào đó được mời tới để dự dạ hội. Cả ba mẹ con mụ ta nào đâu ngờ được người đó chính là cô bé Lọ Lem, vẫn cứ đinh ninh cho rằng giờ phút này cô đang ở nhà lúi húi nhặt đống đậu ra khỏi tro bếp.

Hoàng tử bị thu hút bởi sắc đẹp lộng lẫy nên lập tức tiến lại gần cô, lịch sự đưa tay mời cô cùng nhảy một điệu. Hai người cùng nhau nhảy, và hoàng tử lại không muốn bắt cặp nhảy chung với một ai nữa, vì thế qua hết bài nhạc này tới bài nhạc khác vẫn không chịu rời tay khỏi tay cô. Khi có người khác tới để mời cô cùng nhảy thì hoàng tử lại nói rằng:

– Đây là bạn nhảy của tôi!

Cho đến khi tối đến, Lọ Lem muốn được về nhà, chàng hoàng tử lại nói:

– Hãy để tôi cùng đi, tôi muốn được đưa cô về tận nhà.

Hoàng tử muốn biết nàng thiếu nữ rất xinh đẹp này là tiểu thư của nhà nào. Khi đã gần tới nhà thì cô liền gỡ bàn tay của hoàng tử ra rồi nhảy lên phía chuồng của chim bồ câu. Còn chàng hoàng tử thì vẫn ngây ngốc đứng chờ ở đó rất lâu, đến tận khi người cha trở về nhìn thấy thì chàng liền kể lại cho ông nghe chuyện có một cô gái lạ mặt nhảy lên chuồng chim bồ câu. Vì vậy ông ta nghĩ thầm:

– Chẳng lẽ đó lại là Lọ Lem?

Nghĩ vậy nên ông ta liền đem rìu cùng câu liêm tới chẻ đôi chiếc chuồng chim bồ câu kia ra. Tuy nhiên thì ông chẳng thấy người nào ở đó. Rồi khi họ trở về đến nhà thì vẫn thấy Lọ Lem đang mặc trên người bộ quần áo nhem nhuốc và còn đang nằm ở trên đống tro bếp bẩn thỉu, ngay cạnh ống khói của lò sưởi vẫn có một ngọn đèn dầu đang cháy tù mù.

Nhưng thực sự là lúc đó Lọ Lem đã rất nhanh mà nhảy khỏi chuồng chim bồ câu, rồi chạy về phía cây dẻ bên mộ của người mẹ, thay bộ quần áo đẹp ra để lại đó. Và con chim kia lại sà xuống tha đống đồ đó đi mất. Sau đó thì Lọ Lem lại mặc lên người chiếc áo choàng màu xám cũ kĩ, trở lại đống tro cạnh bếp và nằm an ổn ở đó.

Ngày hôm sau dạ hội lại tiếp tục diễn ra như cũ. Đợi đến khi cả cha, dì ghẻ cùng hai người con gái của dì ghẻ đều đã đi hết. Lọ Lem mới đến chỗ gốc cây dẻ và gọi:

– Cây ơi, hãy rung đi nào,

Hãy thả xuống cho em những áo vàng, áo bạc.

Và chim lại thả cho cô một bộ trang phục còn lộng lẫy hơn cả hôm trước nhiều. Lọ Lem sau khi thay xong quần áo thì lại lên đường đến dạ hội. Cô xuất hiện dưới ánh đèn sáng của dạ hội khiến cho mọi người đều phải sửng sốt, cô đẹp đến rực rỡ làm cho ánh mắt của mọi người nhìn cô đều say đắm không nỡ rời.

Hoàng tử hôm nay đã đợi cô rất lâu, khi thấy cô đến lập tức tiến lại và nắm lấy tay cô. Hôm đó hoàng tử cũng chỉ nhảy cùng với duy nhất một người là cô mà thôi. Và những người khác ở trong dạ vũ đến mời cô cùng nhảy thì chàng hoàng tử lại nói:

– Đây là bạn nhảy của tôi!

Khi tối đến, lúc cô xin được trở về nhà thì hoàng tử lại theo sau, chàng muốn biết được nhà của cô ở nơi nào. Nhưng vừa mới đến nơi thì cô đã vội vã chạy về phía sau vườn. Nơi đó có cây lê đang kì trĩu quả nhìn thật ngon mắt. Lọ Lem nhanh như sóc liền trèo lên cây và lẩn trốn giữa những tán lá dày.

Lần này hoàng tử cũng chẳng biết được cô trốn ở nơi nào, chàng đành phải đợi người cha trở về rồi lại nói:

– Cô gái lạ mặt ấy lại chạy trốn rồi. Ta nghĩ cô ấy đã nhảy lên trên cây lê này rồi.

Người cha nghe vậy thì lại thầm nghĩ:

– Chẳng lẽ đó lại là Lọ Lem?

Người cha sai người đem rìu tới và đẵn cây lê kia xuống, nhưng mà chẳng trông thấy người nào ở trên cây cả. Khi tất cả mọi người cùng tới bếp, Lọ Lem đã ở đó, nằm trên đống tro bếp như mọi ngày khác.

Nhưng thực ra thì Lọ Lem đã nhảy xuống từ phía bên kia của cây lê, rồi đem bộ quần áo xinh đẹp tới trả cho chim vẫn đậu trên cây dẻ, sau đó mặc vào chiếc áo choàng xám bẩn thỉu của mình.

Ngày dạ hội thứ ba lại đến, cha, dì ghẻ cùng với hai cô con gái của dì ghẻ lại ăn diện rời khỏi nhà. Và Lọ Lem lại đến chỗ mộ của mẹ mình và bảo với cây dẻ:

– Cây ơi, hãy rung đi nào,

Hãy thả xuống cho em những áo vàng, áo bạc.

Lần này chim thả xuống cho cô một bộ váy áo vô cùng xinh đẹp, lộng lẫy chưa từng có và còn cả đôi hài làm bằng vàng. Lọ Lem thay quần áo đẹp, đi hài vàng tới dự dạ hội. Sự xuất hiện của cô khiến cho mọi người đều há hốc mồm ngạc nhiên, tất cả đều trợn tròn mắt mà ngắm nhìn cô.

Đêm này cũng không có gì khác, hoàng tử vẫn luôn nắm tay cùng cô nhảy hết bài này tới bài khác. Nếu như có ai khác tới và mời cô nhảy cùng thì chàng lại bảo:

– Đây là bạn nhảy của tôi!

Khi trời đã tối, Lọ Lem lại xin phép được trở về. Lần này hoàng tử cũng định sẽ đưa cô về, nhưng Lọ Lem lại nhanh hơn mà lẩn trốn khiến hoàng tử không theo kịp. Tuy nhiên thì lần này chàng hoàng tử đã nghĩ được một kế rất hay, chàng cho người đổ đầy nhựa thông trên chiếc thang, vì vậy nên lúc cô nhảy lên trên thang thì chiếc hài vàng bên chân trái vì bị nhựa thông dính chặt lại.

Lúc hoàng tử chạy tới nơi thì chỉ thấy chiếc hài bằng vàng nhỏ nhắn và xinh đẹp dính lại nơi đó, còn Lọ Lem thì đã biến mất. Ngày hôm sau chàng hoàng tử liền đem theo chiếc hài vàng đến nhà tìm người cha, chàng nói:

– Ta sẽ chỉ lấy người có thể đi vừa chiếc hài này làm vợ.

Hai đứa con gái của dì ghẻ nghe được chàng hoàng tử nói như vậy thì vui mừng vô cùng, bởi vì cả hai người đều có được những đôi chân rất đẹp. Người thử đầu tiên là cô chị cả, cô ta đem theo chiếc hài vàng vào trong buồng để thử cho mẹ mình nhìn trước. Tuy chân cô đẹp thật nhưng lại không cách nào nhét được ngón chân cái của mình vào trong chiếc giày. Dì ghẻ trông thấy vậy lập tức đưa cho con gái mình con dao rồi bảo:

– Con cứ cắt phăng cái ngón chân đó đi. Khi đã được làm hoàng hậu thì có bao giờ phải đi bộ đâu.

Cô con gái nghe mẹ nói vậy thì lập tức cầm dao chặt ngay ngón chân cái của mình đi, rồi sau đó cắn răng chịu đau mà nhét chân vào trong hài. Cô ta ra ngoài đến trước mặt hoàng tử. Khi thấy hài vừa chân, chàng hoàng tử liền nhận cô ta làm cô dâu của mình, chàng bế cô ta lên trên ngựa để cùng cưỡi trở về cung.

Trên con đường trở về hoàng cung, ngựa phải đi qua một ngôi mộ, ở đó có đôi chim bồ câu đang đậu ở trên cành cây dẻ, chim hót:

– Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.

Máu thấm trên hài,

Do chân dài quá,

Chính cô dâu thật,

Vẫn ở trong nhà.

Nghe tiếng chim hót, hoàng tử liền liếc nhìn dưới chân cô gái, chàng thấy máu vẫn đang chảy ra không ngừng, chàng lập tức dừng ngựa lại, rồi đưa cô

Top 6 Truyện cổ tích về Hoàng tử hay nhất – Toplist.vn
https://toplist.vn/top-list/truyen-co-tich-ve-hoang-tu-hay-nhat-47775.htm
Truyện cổ tích là một loại văn học theo hình thức tự sự dân gian được sáng tác mang theo nhiều yếu tố có tính hư cấu. Một số thể loại quen thuộc gồm cổ tích thế sự, cổ tích thần kỳ, cổ tích loài vật và cổ tích phiêu lưu. Các chủ đề của truyện cổ tích thường xoay quanh các nhân vật như thần tiên, yêu tinh, người cá, người khổng lồ, ông bụt,… và đặc biệt là hình ảnh của những chàng hoàng tử đã làm say lòng bao thế hệ. Hoàng tử được xây dựng là người đẹp trai tốt bụng, hoàng tử cứu công chúa… đây là truyện cổ tích phù hợp cho bé gái trai, bố mẹ hãy cũng Toplist nuôi nưỡng tâm hồn cho bé yêu của mình bằng những câu chuyện cổ tích về hoàng tử hay dưới đây nhé.: Chàng hoàng tử bản tính lương thiện, Hoàng tử Ếch, Nàng công chúa tóc mây, Cô bé Lọ Lem, Công chúa ngủ trong rừng, Nàng công chúa chăn ngỗng,

https://www.youtube.com/watch%3Fv%3DgCD3PtW3C8o

https://www.youtube.com/watch%3Fv%3DgCD3PtW3C8o

https://www.youtube.com/watch%3Fv%3Dlp_uBDBbpAE

https://www.youtube.com/watch%3Fv%3Dlp_uBDBbpAE

Top 10 truyện cổ tích hay nhất của hai anh em nhà Grim – Toplist.vn
https://toplist.vn/top-list/truyen-co-tich-hay-nhat-cua-hai-anh-em-nha-grim-13456.htm
Ai cũng từng có một tuổi thơ lớn lên cùng những câu truyện cổ tích. Đó là một thế giới mộng ảo đầy ắp những ông bụt, bà tiên hay hiện ra giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khốn cùng, với những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, tài giỏi hay bị những bà hoàng hậu dì ghẻ hãm hại… Chắc hẳn ai cũng từng được nghe qua những câu truyện như: Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, Cô Bé Lọ Lem, Cô Bé Quàng Khăn Đỏ, Chú Bé Tí Hon, Hoàng Tử Ếch… Đây là những câu truyện hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích của Grim. Hãy cùng toplist khám phá thế giới cổ tích qua những câu truyện dưới đây nhé.: Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn, Cô Bé Lọ Lem, Công Chúa Ngủ Trong Rừng, Chú Bé Tí Hon, Hoàng Tử Ếch, Chú Mèo Đi Hia, Cô Bé Quàng Khăn Đỏ, Mười Hai Hoàng Tử, Anh Và Em Gái, Rapunzen,
Top 5 cuốn Truyện cổ tích Việt Nam và thế giới hay nhất
https://sachhay24h.com/top-5-cuon-truyen-co-tich-viet-nam-va-the-gioi-hay-nhat-a493.html

Truyện cổ tích – Kể chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất cho bé
https://eva.vn/truyen-co-tich-cho-be-p2607c10.html
Chuyện cổ tích – Tổng hợp các câu truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Đọc chuyện cổ tích cho bé qua hình ảnh, video. Kể câu chuyện cổ tích HAY NHẤT cho bé.
Ba hoàng tử – những truyện cổ tích hay nhất về hoàng tử và công chúa – Baza.vn
https://baza.vn/san-pham/p/l9V3JodG
Ba hoàng tử – những truyện cổ tích hay nhất về hoàng tử và công chúa tập hợp những câu chuyện hay cho các bé – Baza.vn
Truyện Cổ Tích Hay Nhất Về Các Hoàng Tử Và Công Chúa, bảng giá 9/2021
https://www.sosanhgia.com/p43460-truyen-co-tich-hay-nhat-ve-cac-hoang-tu-va-cong-chua.html
So sánh giá Truyện Cổ Tích Hay Nhất Về Các Hoàng Tử Và Công Chúa 9/2021 ✅ Cuốn sách tập hợp những câu chuyện đặc sắc được tuyển chọn kĩ
lưỡng từ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Với những
lời kể sinh động, hấp dẫn có chiều sâu,…

Rate this post

You might like

About the Author: Hà Thu Minh

Hà Thu Minh, Chuyên chia sẻ thông tin, cập nhật tin tức về văn hóa, sức khỏe, thể dục thể thao, ẩm thực, du lịch, dịch vụ, địa chỉ, công ty,....

Trả lời